Mô hình Ponzi
Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn.
Thí dụ, kẻ chơi trò Ponzi giới thiệu với một người A nào đó về kế hoạch đầu tư hứa hẹn lợi tức cao (nhưng thực tế không có) rồi đề nghị người này cho vay và hứa sẽ trả lãi cao. Tiếp theo, kẻ chơi trò Ponzi lại tìm đến những người khác và quảng cáo với họ về dự án ảo và về việc đã có người A tham gia dự án và nhận được lãi cao. Những người này nảy sinh động cơ kiếm lợi cao bằng cách cho kẻ chơi trò Ponzi vay. Kẻ này dùng một phần tiền mới vay được trả cho người A đúng cam kết và phần lớn còn lại bỏ túi. Hắn lại tiếp tục tìm đến nhiều người mới hơn để tiếp tục trò lừa. Bản thân người A khi nhận được hoàn trả vốn và lãi cao có thể tiếp tục cho kẻ chơi trò Ponzi vay và còn giới thiệu nhiều người khác tham gia.
Trò Ponzi, tất nhiên không thể kéo dài vì người cho vay không nhiều và rồi thông tin về kẻ chơi trò Ponzi sẽ dần bị lộ. Kết cục của trò này là kẻ chủ mưu sẽ đào thoát, để lại nhiều người cho vay bị mất tiền.
Trong tài chính doanh nghiệp, việc đi vay mới để trả nợ vay cũ gọi là tài chính Ponzi. Trong kinh tế học công cộng, mô hình Ponzi hay trò Ponzi, chỉ việc chính phủ vay tiền thông qua phát hành trái phiếu để có nguồn tài chính trả nợ gốc và lãi những khoản vay cũ cũng bằng phát hành trái phiếu.
Trò Ponzi được đặt theo tên Charles Ponzi hay Carlo Ponzi (phát âm theo tiếng Ý), người đã làm trò này rất xuất sắc và làm cho nó trở nên nổi tiếng.
Thí dụ, kẻ chơi trò Ponzi giới thiệu với một người A nào đó về kế hoạch đầu tư hứa hẹn lợi tức cao (nhưng thực tế không có) rồi đề nghị người này cho vay và hứa sẽ trả lãi cao. Tiếp theo, kẻ chơi trò Ponzi lại tìm đến những người khác và quảng cáo với họ về dự án ảo và về việc đã có người A tham gia dự án và nhận được lãi cao. Những người này nảy sinh động cơ kiếm lợi cao bằng cách cho kẻ chơi trò Ponzi vay. Kẻ này dùng một phần tiền mới vay được trả cho người A đúng cam kết và phần lớn còn lại bỏ túi. Hắn lại tiếp tục tìm đến nhiều người mới hơn để tiếp tục trò lừa. Bản thân người A khi nhận được hoàn trả vốn và lãi cao có thể tiếp tục cho kẻ chơi trò Ponzi vay và còn giới thiệu nhiều người khác tham gia.
Trò Ponzi, tất nhiên không thể kéo dài vì người cho vay không nhiều và rồi thông tin về kẻ chơi trò Ponzi sẽ dần bị lộ. Kết cục của trò này là kẻ chủ mưu sẽ đào thoát, để lại nhiều người cho vay bị mất tiền.
Trong tài chính doanh nghiệp, việc đi vay mới để trả nợ vay cũ gọi là tài chính Ponzi. Trong kinh tế học công cộng, mô hình Ponzi hay trò Ponzi, chỉ việc chính phủ vay tiền thông qua phát hành trái phiếu để có nguồn tài chính trả nợ gốc và lãi những khoản vay cũ cũng bằng phát hành trái phiếu.
Trò Ponzi được đặt theo tên Charles Ponzi hay Carlo Ponzi (phát âm theo tiếng Ý), người đã làm trò này rất xuất sắc và làm cho nó trở nên nổi tiếng.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4_h%C3%ACnh_Ponzi
[mo-hinh-tai-chinh-ponzi].
Ngày 29/04/2016
Mô hình Ponzi
Reviewed by Unknown
on
tháng 4 28, 2016
Rating:
Không có nhận xét nào: